Hiển thị các bài đăng có nhãn xây dựng thương hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xây dựng thương hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

9 BÀI HỌC DIGITAL MARKETING TỪ NHỮNG THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU


Có hàng trăm cách đo lường hiệu quả quảng cáo qua mạng xã hội, nhưng nhìn chung, đa phần mọi người vẫn cho rằng Twitter và Facebook là những công cụ đắc lực và có thể góp phần tích cực vào thành công của một chiến dịch marketing. Dĩ nhiên hiệu quả đến đâu còn tùy thuộc vào cách chiến dịch được tiến hành ra sao.


Được xem là những thương hiệu đi tiên phong trong lĩnh vực digital marketing, MTV, American Express, Xbox, NBA và AT&T cùng chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong việc vận dụng digital marketing hiệu quả.

1. Cư xử như một người thật

Đây là bài học đầu tiên được Tom Fishman, giám đốc bộ phận tiếp thị qua mạng xã hội và cộng đồng tại MTV, chia sẻ. “Tạo ra một tiếng nói có ảnh hưởng trong cộng đồng là điều quan trọng nhất. Do đó, trong tương tác với khán giả qua mạng xã hội, MTV luôn cố gắng giữ cách đối thoại gần gũi và rất ‘người’ thay vì giữ giọng điệu ‘kẻ cả’ như một công ty lớn.” Với tiêu chí này, mọi đoạn tweet (cập nhật trạng thái ngắn trên Twitter) đều được viết trong ngôi thứ nhất (‘I’ và’We’) để chứng tỏ, đằng sau dòng chữ hiện trên màn hình là những con người có tâm tư tình cảm đích thực. Tạo tiếng vang với khán giả là điều rất quan trọng bởi vì MTV có đến 70 trang Facebook cho tất cả mọi chương trình từ Daria cho đến Jershey Shore – nhóm xây dựng cộng đồng của MTV phải chọn giọng điệu cho thật phù hợp với từng đối tượng khán giả của mỗi chương trình.
Với Xbox, nhóm Tweet Fleet (chuyên xây dựng cộng đồng trên Twitter) của thương hiệu này có đến 15 thành viên, và mỗi thành viên đều tweet theo cá tính riêng của từng người, tạo ra một “tiếng nói chung” đầy nhiệt tình. Mỗi đoạn tweet đều được kết thúc với tên viết tắt của thành viên để tránh nhầm lẫn (American Express cũng thực hiện tương tự). Jerry Kansky, trưởng nhóm Tweet Fleet bổ sung, “Vì chúng tôi cũng là người dùng nên chúng tôi hiểu rõ họ muốn được đối thoại theo cách nào, do đó, chúng tôi chỉ việc thể hiện chính mình thôi.”
Chris Baccus, giám đốc điều hành mảng digital và mạng xã hội của AT&T lưu ý thêm rằng thương hiệu nên “là một phần trong cuộc đối thoại thay vì tìm cách kiểm soát nó.” Dù thương hiệu có thể – và nên dùng mạng xã hội để truyền đạt các thông điệp của mình, nhưng quan trọng hơn cả là làm sao để giữ cách đối thoại như người thật, thay vì tự biến mình thành thông cáo báo chí. Suy cho cùng, chính người dùng đã chọn để theo bạn trên mạng xã hội, do đó, hãy cố đừng cho họ có lý do ‘bỏ rơi’ bạn.
“Nhân vô thập toàn”. Đã là (hay đang cố gắng làm) một con người thì phạm sai lầm là điều khó tránh khỏi. Việc MTV tweet sai tên ngôi sao hoặc sai giờ phát sóng vẫn có thể xảy ra như thường, nhưng điều quan trọng, theo Fishman giải thích, là không nên vào xóa ngay lập tức và vờ như không có gì xảy ra. Đây là dịp để bạn thể hiện văn hóa doanh nghiệp và mở lời xin lỗi (một nét rất ‘người’) sẽ khiến các fan dễ chấp hơn thái độ vờ vịt.


 2. Biết mình muốn gì
Mỗi thương hiệu đều có những lý do riêng để gia nhập vào mạng xã hội, và quan trọng là bạn phải luôn hiểu rõ lý do và mục tiêu trước khi bắt đầu.
Điều chính yếu với AmEx là tiếp cận và gắn kết với người dùng, do đó việc đánh giá hiệu quả thường tập trung vào chất lượng – chủ yếu là cách người dùng thể hiện tâm trạng và những gì họ nói về/với thương hiệu, hơn là tổng số tweet hay bài viết đăng trên Facebook. Tuy nhiên, Shari Forman, giám đốc phụ trách mảng truyền thông trực tuyến và mạng xã hội của AmEx vẫn theo dõi các đường links và nắm rõ số lượng để xác định nội dung nào được quan tâm nhiều nhất.
Mục tiêu của MTV là xây dựng cộng đồng cho các show truyền hình và ban nhạc. Fishman cho biết, khi còn trong giai đoạn quảng bá cho Skins – một show mới, MTV đã xây dựng được một cộng đồng cực kỳ cuồng nhiệt ngay cả trước khi show này bắt đầu phát sóng. Đây là một khám phá quý báu với MTV khi họ cần “suy nghĩ về cách tiếp cận các chiến dịch đặc biệt trong giai đoạn tiền quảng bá.” Phó chủ tịch mảng Digital Media của MTV Colin Helms từng chia sẻ với Mashable hồi tháng 1 rằng, “Chúng tôi thường xây dựng một cộng đồng sau khi show đã lên sóng. Lần này với Skins, chúng tôi đã làm ngược lại.”

3. Lắng nghe và chia sẻ
Không ai thích đặt câu hỏi mà không có hồi âm. @XboxSupport gởi đến 5000 tweet/tuần và hiện đang giữ kỷ lục Guiness Thế giới cho thương hiệu ứng đáp nhanh nhạy nhất trên Twitter. Thời gian hồi âm trung bình của Xbox, theo Eakins, chậm nhất là 3-5 phút. Và Baccus cho biết với AT&T là 15 phút. Một thành tích đáng tự hào.
Bên cạnh các thông điệp dạng “public” (tất cả mọi người khác đều đọc được), MTV cũng tích cực tham gia đối đáp khi những người hâm mộ gởi thông điệp riêng tư. Đây chính là một điểm tiếp xúc quan trọng khác của thương hiệu, như Fishman nhận xét.
Baccus cho rằng lắng nghe là một phần quan trọng trong kế hoạch của AT&T. Nhóm phụ trách cộng đồng sẽ ghi nhận các xu hướng đang hình thành và trò chuyện thân mật với khách hàng để thu thập thông tin, sau đó phản ánh lại cùng công ty để có những cải tiến kịp thời. Ví như khi có một số khách hàng tại một thành phố nào đó than phiền về chất lượng sóng điện thoại, AT&T sẽ nhanh chóng thông báo đến ban quản lý mạng AT&T tại địa phương để tìm hiểu và khắc phục tình hình. Cách lắng nghe và ứng phó tích cực này được khách hàng đánh giá rất cao và dễ dàng thực hiện thông qua mạng xã hội.

4. Chọn nội dung đa dạng, thích hợp
Fishman cho biết mục tiêu của MTV khi dùng Twitter là truyền đạt thông điệp thương hiệu, nhưng họ cũng đề cao mục tiêu trở thành “nguồn thông tin cho mọi người.” Trong vai trò là người khởi xướng văn hóa, việc chọn nội dung đa dạng từ âm nhạc, thời trang đến các vấn đề xã hội, chính trị – các nguồn tin phải cung cấp nhiều nội dung phù hợp cho nhiều đối tượng khán giả khác nhau.
Đối với AmEx, Forman chú trọng việc cân bằng giữa giữa các tweet chủ động và nội dung ứng đáp. Tweet chủ động bao gồm các nội dung và sự kiện đã được hoạch định theo lịch có sẵn, ví dụ như việc quảng bá Small Business Saturday. Tweet ứng đáp là cách hồi âm lại những vấn đề được người dùng gởi đến. “Chúng tôi hiểu rõ những thông điệp mình đang gởi đi, và chúng tôi biết rằng người dùng theo chúng tôi trên Twitter vì những lý do khác nhau.”
Để xác định nội dung chia sẻ, bạn nên để ý đến fans của mình. Tín đồ NBA rất mê mẩn đội banh và cầu thủ họ thích, vạ họ muốn “tám” về mọi thứ đang diễn ra trên sân đấu – và nguồn feed của NBA giúp cho cuộc chuyện trò này diễn ra “rôm rả” hơn. Theo mô tả của Melissa Rosental Brenner, phó chủ tịch marketing của NBA, “Nguồn Twitter feeds từ liên đoàn, đội bóng và cầu thủ của giải cho chúng tôi cơ hội vô giá để kết nối với gần 35 triệu người hâm mộ và giúp họ chia sẻ mọi thứ – từ những pha bóng ngoạn mục, cầu thủ xuất sắc, đến những khoảnh khắc khó quên – trong suốt trận đấu sôi nổi.” Feeds của NBA còn đăng lại những đoạn tweet hấp dẫn từ fans để chia sẻ niềm hân hoan cùng người hâm mộ và thể hiện lòng trân trọng của họ với các tín đồ của mình.
Tuy nhiên, thương hiệu cũng nên cẩn trọng không nên bày quá nhiều thông tin vì không ai muốn nghe mãi từ một thương hiệu, họ còn kết nối với gia đình và bạn bè qua mạng xã hội nữa. NBA thường xuyên thăm dò fans để biết bao nhiêu nội dung đăng tải là vừa đủ. Nhờ đó họ có thể hoạch định thích hợp và tránh tình trạng “lải nhải” quá nhiều.

5. Đưa mình vào cuộc trò chuyện
Chúng ta đều biết rằng ứng đáp là điều quan trọng, nhưng vẫn còn một đặc điểm khác cũng quan trọng không kém – khởi xướng. Khi có ai đó tweet về vấn đề họ gặp với sản phẩm Xbox – ngay cả khi họ không tweet trên trang của Xbox – nhóm Tweet Fleet của hãng này vẫn gởi hồi âm. Luôn có một thành viên trong nhóm chuyên làm việc này. Họ tiếp cận những người nhắc đến Xbox trong tweet của mình và cho họ biết có một nhóm Tweet Fleet luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của họ về Xbox.

6. Tiếp thu ý kiến trong thời gian thực (real time)
Nhờ có nhóm Tweet Fleet luôn tích cực thu thập thông tin, ý kiến và khiếu nại, nên nhóm hỗ trợ kỹ thuật và phát triển sản phẩm ở Xbox luôn có thông tin quan trọng để đưa ra những quyết định kịp thời. Với AmEx, Forman cho biết cô và Hamouly luôn theo dõi sát sao các phúc đáp của khách hàng về những đoạn tweet và bài viết trên Facebook, nhờ đó họ biết được có bao nhiêu người mới tham gia, bao nhiêu người quan tâm, v.v. – và qua đó, nâng cao hiệu quả của việc marketing qua mạng xã hội. Đây là một quy trình “học đi đôi với hành” – nếu có thất bại, họ sẽ rút kinh nghiệm và cải tiến.
Một ví dụ điển hình cho tính linh động là chiến dịch giới thiệu ứng dụng Facebook mang tên “Plead Your Case” của AT&T. Khi phát hiện tỉ lệ bỏ cuộc giữa chừng khá cao, thay vì buông xuôi, AT&T nhanh chóng dùng dữ liệu thu thập được để hiệu chỉnh một số chức năng. Kết quả là sau khi đã hoàn tất chỉnh sửa, hơn 90% số người tham gia đã hoàn thành mọi bước trong quy trình.
Một bài học khác từ AT&T là một email hàng loạt do chính phó chủ tịch mảng marketing gởi, đại ý nói rằng AT&T đã đầu tư một khoản khổng lồ vào cơ sở hạ tầng. Email này khiến không ít khách hàng phật ý và nhóm hỗ trợ đã dành suốt 48 giờ để quản lý trang Facebook của hãng, kiên nhẫn trả lời từng đoạn post của khách hàng trong vòng 10 phút. “Tình hình nhanh chóng được xoa dịu và chỉ trong vòng 24 giờ, giọng điệu của khách hàng đã khác hoàn toàn vì chúng tôi đã biết lắng nghe và thật sự thông cảm với họ.” Rút kinh nghiệm từ việc này, AT&T về sau luôn gởi riêng email cho từng cá nhân, còn với những đợt email hàng loạt, hãng này luôn xác định đúng các nhóm đối tượng cần gởi.



7. Thấu hiểu khán giả
Eakins cho biết khán giả của Xbox rất đa dạng, bao gồm cả bố, mẹ lẫn trẻ em, do đó, một giọng điệu chung chưa hẳn đã phù hợp với tất cả. Thành viên của Fleet Tweet thường chịu khó dành vài giây tìm hiểu xem người vừa gởi tweet là ai để chọn cách trả lời phù hợp, bởi vì bạn không thể nói chuyện với một bà mẹ bận rộn bằng giọng điệu “nhí nhảnh” như nói với một game thủ 14 tuổi. Tìm hiểu thế này không mất nhiều thời gian nhưng lại có tác động rất tích cực.
Bên cạnh việc biết khán giả của mình là ai, bạn cũng nên biết họ đang ở đâu. AmEx có đối tượng khán giả trải đều ở nhiều nước, do đó những bài viết của họ trên Facebook đều được nhắm đến từng vùng nhất định, đặc biệt khi có các cuộc thi hay chương trình khuyến mãi. Theo Forman, với một mạng lưới rộng khắp, bạn phải luôn cẩn thận xem những đối tượng nào sẽ được lợi ích từ thông điệp bạn gởi, nếu không, bạn sẽ nhận được không ít lời nặng nhẹ.

8. Hiểu rõ hệ thống
Twitter và Facebook không thể hoán đổi lẫn nhau và cần có bước tiếp cận riêng biệt cho từng phương tiện. Nhìn chung, Twitter giống như một cuộc đối thoại song phương – Twitter của một thương hiệu giống như lịch trình của hàng loạt câu trả lời cho thắc mắc của khách hàng, hay nói “cảm ơn” cho những lời khen ngợi, cập nhật thông tin thương hiệu và trò chuyện với nhau. Tuy nhiên, Facebook lại là cộng đồng – “bức tường” có thể được xem như bảng thông báo. Việc đăng các đoạn post của Facebook lên Twitter (hay ngược lại) không phải là điều đáng làm, vì 2 nền tảng này phục vụ cho 2 mục đích khác nhau.
Chiến dịch Small Business Saturday của AmEx trụ được ở Facebook với hơn 1 triệu fans và là một trong những trang Facebook phát triển nhanh nhất từ khi được tạo ra đến nay. Dù chiến dịch này cũng có mặt trên Twitter, nhưng trang Facebook của họ rõ ràng nắm cơ hội hiếm có để xây dựng một cộng đồng và nhắm đến nhiều đối tượng hơn, nhờ vào lượng người dùng đông đảo của Facebook.
Trái lại, NBA lại tận dụng cả 2 nền tảng vì như Brenner giải thích, “chúng tôi muốn hiện diện nơi nào có fans hiện diện – do đó chúng tôi tích cực hoạt động trên cả hai mạng để thu hút fans và tạo dấu ấn sâu đậm ở cả 2 nơi.” NBA có đến hơn 200 cầu thủ trên Twitter và hơn 50 trên Facebook. Tổng cộng các trang của cả NBA, cầu thủ và đội bóng trên Facebook và Twitter đã thu hút gần 100 triệu fans.

9. Xem người dùng là trọng tâm
Mạng xã hội đã làm thay đổi cách chúng ta tiếp thị. Billboard, quảng cáo báo và phim quảng cáo là cách tiếp xúc một đơn phương. Giờ đây, thương hiệu có thể tham gia đối thoại với người tiêu dùng và sự tương tác diễn ra từ cả 2 phía. Do đó, như Fishman chia sẻ, chúng ta phải luôn đặt người dùng làm trọng tâm. Mọi hoạt động của nhóm cộng đồng MTV luôn được cân nhắc trên quan điểm lợi ích mang lại cho khách hàng. Chiến dịch TJ của MTV thành công cũng nhờ vào sự tận tụy hết mình vì người dùng này. TJ Gabi dành trọn thời gian trong ngày để viết blog, tweet và tương tác với khán giả và quan trọng là “không làm ra vẻ ban phát đặc ân từ một công ty lớn.”
Nói lời cảm ơn và có các phần quà khuyến khích cũng là một cách đề cao người dùng. Khi một ai đó bấm nút “like” thương hiệu của bạn hoặc theo bạn trên Twitter, họ đang công khai quảng bá cho công ty và trở thành đại sứ thương hiệu cho bạn. Vì thế, bạn nên bày tỏ lòng cảm kích về điều này. Theo Forman, một phần lớn trong chiến dịch marketing qua mạng xã hội của AmEx là làm sao để các thành viên dùng thẻ cảm thấy mình thật đặc biệt – đó có thể là quyền ưu tiên mua vé xem hòa nhạc, các dịch vụ du lịch ưu đãi hoặc giảm giá đặc biệt.

[VH]

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Thành công với việc xây dựng thương hiệu

Trong khi xây dựng thương hiệu được xem là chìa khoá quan trọng dẫn đến thành công cho nhiều ngành nghề chính, không ít người đặt ra câu hỏi về vai trò của việc tạo dựng thương hiệu trong những ngành truyền thống như dịch vụ giặt ủi chẳng hạn.
Tất cả mọi điều về việc sáng lập và xây dựng một thương hiệu thoạt nghe qua đều có vẻ rất mơ hồ. Với Coca-Cola hay NationsBank, ai ai cũng có thể hiểu đựơc xây dựng thương hiệu quan trọng như thế nào nhưng trái lại, với các doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm, một cơ sở giặt ủi hay sản xuất đinh ốc thì khái niệm này lại càng khó nắm bắt hơn nữa.



Bởi vì xây dựng thương hiệu có vẻ như là một công việc khó có thể hiểu một cách đích xác do đó có nhiều doanh nghiệp đã thất bại trong việc tạo dựng cho mình một thương hiệu. Bất kỳ một doanh nghiệp khi bước vào thị trường thường rất háo hức muốn tỏ ra rằng mình có sản phẩm tốt, có đủ khả năng cạnh tranh, chú trọng vào chăm sóc khách hàng, nhưng đó là điều mà tất cả mọi doanh nghiệp khác đều muốn chứng minh. Điều này lý giải tại sao tất cả mọi doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực thường để lại những dấu ấn rất mờ nhạt nơi khách hàng. Và có vẻ như mỗi người đều an phận với số lượng khách hàng ít ỏi mà họ có thể chiếm được.

Nhưng thực tế không nhất thiết phải như vậy. Trong số hàng tá những hãng máy vi tính đang cố sức lôi kéo khách hàng thì vẫn có những tên tuổi vững vàng như Panasonic với các loại laptop siêu bền và Dell luôn đi đầu trong phục vụ khách hàng. Ngoài ra các hàng khác đều không thật sự nổi bật.

Xây dựng thương hiệu gắn kết một tính chất nào đó với một sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp. Khi một sản phẩm nào thoáng qua trong đầu, khách hàng lập tức có ngay một chân dung chính xác về sản phẩm này. Wal-Mart luôn là địa chỉ mua sắm đáng tin cậy cho mọi người, thương hiệu Hilton đồng nghĩa với những khách sạn tiện nghi và Dunkin’ Donuts đảm bảo mang đến hương vị cà phê ngon tuyệt.

Trong khi xây dựng thương hiệu được xem là chìa khoá quan trọng dẫn đến thành công cho nhiều ngành nghề chính, không ít người đặt ra câu hỏi về vai trò của việc tạo dựng thương hiệu trong những ngành truyền thống như dịch vụ giặt ủi chẳng hạn.

Anton’s Cleaners, một hệ thống 39 cửa hiệu giặt ủi của một doanh nghiệp gia đình tại các vùng ở Đông Massachusetts và Nam New Hampshire, đã rất vất vả với công việc xây dựng thương hiệu cho mình. Cửa hiệu Anton’s Cleaners đầu tiên được mở tại Lowell năm 1913. Theo thời gian, Anton’s Cleaners ngày càng phát triển và mở rộng sang nhiều nơi. Đã có lúc các cửa hiệu Anton’s Cleaners xuất hiện ở khá nhiều bang, và cửa tiệm lớn nhất đặt trong Ngũ Giác Đài. Sau đó đến khoảng giữa những năm 80, bộ máy Anton’s Cleaners bắt đầu được cải tổ và phải mất 10 năm sau đó cả công ty mới bắt đầu nhắm đến thực hiện internet marketing.

thương hiệu 2 | xây dựng thương hiệu 2

Mặc dù Anton’s Cleaners có đến 39 cửa hiệu ở khắp nơi nhưng rõ ràng là vẫn còn thiếu một hình ảnh Anton hoàn chỉnh. Đây là điểm khởi đầu của công tác marketing tại Anton và mặc dù có nhiều vấn đề cần thực hiện nhưng khái niệm thương hiệu vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Dù rằng từ trước đến giờ, Anton’s Cleaners vẫn luôn đi đầu trong việc ứng dụng những kỹ thuật giặt ủi mới với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên được đào tạo hẳn hoi, nhưng thực sự, Anton vẫn còn thiếu rất nhiều yếu tố khác.

Trước hết là logo đã trở nên quá đơn điệu sau hơn 40 năm tồn tại. Là một dịch vụ giặt ủi với cam kết mang đến cho khách hàng những bộ trang phục đã được giặt sạch tươm tất thì logo với hai màu đỏ và đen hiển nhiên không phù hợp. Và bước đầu tiên trong tạo dựng thương hiệu Anton’s Cleaners chính là tái thiết kế một logo mới, sáng sủa hơn và phù hợp với tiêu chí đảm bảo vệ sinh môi trường với hai màu xanh da trời và xanh lá được phối hợp hài hoà.

Tiếp đến là thiết kế lại cửa hiệu, cả trang trí nội thất bên trong lẫn hình ảnh bên ngoài. Trong mắt khách hàng, 39 cửa hiệu của Anton’s Cleaners đều khác xa nhau. Như vậy, để trở thành một thương hiệu, các cửa hiệu của Anton phải thể hiện được sự thống nhất, tương tự như Dunkin’ Donuts. Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều trong việc cải tiến lại các cửa hiệu nhưng Anton vẫn chưa thu được một kết quả hài lòng. Mục tiêu của Anton là có được một thiết kế đẹp, sáng sủa và sạch sẽ cho các cửa hiệu tại những địa điểm độc lập cũng như trong các trung tâm mua sắm. Một sự kết hợp giữa cách trưng bày, mái hiên xanh, tường màu sáng cùng với khu vực tiếp khách sáng sủa mang tên Anton’s Look, được thiết kế nhằm tạo cho không gian thể hiện được sự chăm sóc chu đáo Anton dành cho quần áo của khách hàng. Ngày nay, sau rất nhiều nỗ lực, Anton cuối cùng cũng đạt được một hình ảnh thống nhất như mong muốn và đánh dấu rõ ràng sự hiện diện của mình trên thị trừơng, đây là một kết quả đáng khen mà không một chiến dịch email marketing rầm rộ rộng khắp nào cũng có thể đạt được. Mục tiêu biến Anton thành một thương hiệu giờ được thực hiện chủ yếu thông qua các cửa hiệu Anton.

Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khác đóng góp vào quá trình xây dựng thương hiệu Anton’s Cleaners như các chương trình quan hệ cộng đồng và quảng cáo, góp phần củng cố thêm hình ảnh Anton.

Mặc dù được thành lập gần một thế kỷ và có bề dày hoạt động đáng nể nhưng Anton đã mất rất nhiều thời gian để có thể tạo được một thương hiệu xứng đáng với tầm vóc của mình. Nhưng vẫn còn nhiều bước thực hiện khác để giữ vững thương hiệu Anton như cải thiện hình ảnh,hướng đến đối tượng khách hàng rõ ràng hơn và củng cố giá trị thương hiệu.

Lịch sử xây dựng thương hiệu Anton là một điển hình đáng học hỏi vì đây là bài học kinh nghiệm từ một doanh nghiệp có thâm niên và thành công đang muốn đưa mình lên một tầm cao mới. Quan trọng hơn nữa, bài học từ Anton gợi lên những câu hỏi căn bản nhất cho các doanh nghiệp đang muốn xây dựng thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu không chấp nhận kiểu tư tưởng tôi-phục-vụ-tất-cả-mọi-đối-tượng. Panasonic thành công vì họ sản xuất laptop siêu bền chỉ dành riêng cho những ai phải làm việc trong môi trường khó khăn.Trong thị trường hẹp này, Panasonic là thương hiệu đáng tin cậy.

Bạn muốn khách hàng nghĩ gì khi nhìn thấy sản phẩm của bạn?

Nói cách khác, yếu tố nào là nổi bật nhất ở sản phẩm của bạn? Rất nhiều hệ thống bán lẻ đã phải đóng cửa vì nhiều lý do khác nhau, nhưng hầu như trong tất cả mọi trường hợp, yếu tố đầu tiên có lẽ là thiếu sự khác biệt hoá. Nếu khách hàng không có một lý do rõ ràng tại sao họ nên tìm đến cửa hàng của bạn thì coi như cơ hội thành công của bạn đã xuống ở mức gần bằng 0.

Tạo một sự khác biệt rõ ràng đã mang đến thắng lợi cho nhiều thương hiệu. Khi cần tìm đồ điện gia dụng với giá trung bình, người ta thường nghĩ ngay đến General Electrics. Bên cạnh đó, hàng hoá mang thương hiệu Bosch khiến ta tin rằng đây là sản phẩm chất lượng cao từ Châu Âu.

Những yếu tố nào giúp hình thành nên những nhận định mong muốn nơi khách hàng?

Một trong những ví dụ điển hình và lý thú nhất trong trường hợp này là Best Buy, hệ thống bán giảm giá các vật dụng điện tử. Trong trường hợp của Best Buy, tên thương hiệu góp phần hình thành nên nhận định mong muốn nơi khách hàng. Logo của Best Buy có hình một bảng giá màu vàng và tất cả đều ngầm chuyển tải thông điệp “Những nơi khác có giá phải chăng… nhưng đến với chúng tôi bạn sẽ mua được những món hời.”

Có lẽ một trong những câu chuyện thương hiệu thành công là Apple Computer, nói đích xác hơn đây là trường hợp “khôi phục thương hiệu” ngoạn mục. Với sự ra đời của máy tính Macintosh năm 1984, thương hiệu Apple đồng nghĩa với công nghệ sáng tạo dễ sử dụng đối với người tiêu dùng. Đến những năm 90, Macintosh vẫn được nhiều người tín nhiệm nhưng sự sáng tạo dường như đang cạn kiệt dần. iMac ra đời đã cứu vãn được thương hiệu Apple nhờ vào thiết kế độc đáo và giá cả vừa phải. Thông điệp “Apple đã trở lại” được thể hiện rõ. Chính hình dạng và màu sắc của máy tính mới đã giúp thông báo với mọi người rằng Apple đã quay lại với thị trường.

Giá trị quan trọng nhất trong xây dựng thương hiệu là giúp doanh nghiệp dồn hết sự chú ý vào khách hàng và không bị chi phối bởi những vấn đề không liên quan bên lề khác. Anton’s Cleaners đã học được một bài học vô giá: xây dựng thương hiệu cũng là xây dựng doanh nghiệp.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Những thương hiệu được ấn nút LIKE nhiều nhất trên Facebook


Facebook chính là kênh quảng bá hữu hiệu được các thương hiệu lớn trên thế giới tận dụng.
15.    Target

Số người like: 12,16 triệu
Số người đang nói về: 437.772

Trang Facebook của Target có hình ảnh sản phẩm gắn liền với các kỳ nghỉ, sự kiện một bộ phim sắp ra mắt hoặc về các ca sĩ nhạc pop. Trong ngày kỷ niệm bộ phim “Chiến tranh giữa các vì sao”, Target đăng tải hình ảnh búp bê ngộ nghĩnh của Yoda.  Target cũng sử dụng Facebook để quảng cáo về các sản phẩm và chế độ giảm giá. Số lượng like status của trang này có thể lên đến 70.000.


14.    Burberry

Số người like: 12,16 triệu
Số người đang nói về: 437.772

Burberry, hãng thời trang cao cấp đến từ nước Anh có trang Facebook chưa đầy hình ảnh và video thường nhận được hàng chục nghìn like và hàng trăm comment. Burberry đăng tải các hình ảnh hậu trường của các buổi chụp ảnh quảng cáo và cả hình ảnh sản phẩm mới để nhận được phản hồi của khách hàng. Các tín đồ của Burberry cũng có thể tìm thấy các mẹo làm đẹp và thậm chí có thể mua hàng trực tuyến qua thanh công cụ “Burberry Body”.


13. Subway

Số người like: 13,08 triệu
Số người đang nói về: 221.101

Trang Facebook của chuỗi thức ăn nhanh Subway chứa rất nhiều hình ảnh về các sản phẩm, cập nhật cuộc thi và video. Một bức ảnh về bánh sandwiches có thể nhận được 18.000 like. Subway cũng tập trung vào các cuộc thi trực tuyến để thu hút người hâm mộ. Trang này cũng cung cấp thêm tính năng “Fresh Buzz,” nơi người dùng có thể nhìn thấy các ưu đãi đặc biệt trong khu vực của mình cùng “The Flavorizer,” cho phép người dùng tự xây dựng bữa sáng của mình.


12. Hội bóng rổ quốc gia (NBA)

Số người like: 13,1 triệu
Số người đang nói về: 372.075

Đây có lẽ là thương hiệu thể thao được yêu thích nhất trên thế giới, vượt qua bóng đá (5,5 triệu like), bóng chuyền (1,2 triệu like) và hockey (2,3 triệu like). Trang Facebook của NBA có chứa nhiều hình ảnh và video cùng các bình luận về khả năng của các vụ chuyển nhượng cầu thủ.


11. Zara

Số người like: 13,35 triệu
Số người đang nói về: 65.793

Nhà bán lẻ quần áo và phụ kiện ZARA đến từ Tây Ban Nha có những thanh công cụ đặc biệt như “The Mood,” “This Week,” “Lookbook,” “Mobile,” and “Join Fashion,” cung cấp cho người hâm mộ lượng lớn xu hướng thời trang của hãng. Đồng thời, người dùng có thể tải về các ứng dụng trên iPod và iPad. Các bức ảnh trên trang này có thể có tới 10.000 like và hàng trăm bình luận.


10. Wal-Mart 
Số người like: 15,59 triệu
Số người đang nói về: 257,911

Facebook của Wal-Mart cung cấp thông tin về các đợt giảm giá, gợi ý về quà tặng và các bức ảnh ngộ nghĩnh theo từng dịp. Điều thú vị là các bức ảnh này thường thu hút được sự chu ý nhiều hơn các thông tin về mua sắm.


9. Monster Energy

Số người like: 16,10 triệu
Số người đang nói về: 213.257

Monster Energy có thể là bất ngờ lớn nhất tỏng danh sách này. Facebook của Monster có rất nhiều clip về các hoạt động thể thao mạo hiểm cùng các thông tin về sự kiện và chương trình truyền hình có liên quan đến hãng. Mỗi clip có thể thu hút được hàng nghìn like. 


8. Victoria’s Secret

Số người like: 18,52 triệu
Số người đang nói về: 185.927

Hồi đầu tháng 12, Victoria’s Secret  đã trao các thẻ quà tặng trị giá từ 10 USD đến 500 USD cho các fan hâm một trên Facebook. Trước sự kiện này, số người tham gia thảo luận về Victoria’s Secret chỉ đạt 170.000 nhưng đã tăng vọt lên 380.000 đồng thời số người like tăng thêm 200.000 người. Facebook của Victoria’s Secret có các hình ảnh và video về các show thời trang và người mẫu.


7. McDonald’s 

Số người like: 18,52 triệu
Số người đang nói về: 185.927

Người dùng có thể chơi trò “Quest for the Golden McRib” trên trang của McDonald’s để có thể tiếp xúc gần hơn với thực đơn nổi tiếng của hãng này. Facebook của McDonald’s thường được kết nối đường dẫn tới trang community.mcdonalds.com site, nơi có cộng đồng người yêu thích McDonald’s phủ sóng trên toàn thế giới.


6. Red Bull

Số người like: 28,11 triệu
Số người đang nói về: 146.242

Các bài đăng tải trên trang của Red Bull rất đa dạng, từ các hoạt động thể thao mạo hiểm, các câu chuyện hài hước đến các sự kiện của hãng. Thêm vào đó còn có đường dẫn đến  web TV của Redbull với Twitter của các vận động viên và các trò chơi và ứng dụng.



5. Starbucks Coffee

Số người like: 30,02 triệu
Số người đang nói về: 174.098

Starbucks cho phép người dùng bình luận và đăng thông tin lên “tường” của trang, nơi người hâm mộ có thể đăng hình ảnh có liên quan đến Starbucks, đặt câu hỏi và bày tỏ sự yêu thích đối với thương hiệu này. Ngoài ra, họ cũng có thể gửi đến bạn bè của mình các loại thiếp điện tử thông qua Facebook và nhận được phần thưởng.


4. Converse

Số người like: 30,21 triệu
Số người đang nói về: 281.576

Mặc dù là công ty con của Nike, số lượng fan trên Facebook của Converse vượt xa so với công ty mẹ. Converse đăng tải hình ảnh những đôi giày độc nhất, ví dụ như đôi giày được làm vào năm 1992 nhân ngày AIDS thế giới. Bên cạnh đó là những đôi giàu đồng thiết kế với nhóm nhạc nổi tiếng Gorillaz.


3. MTV

Số người like: 34,18 triệu
Số người đang nói về: 377.709

Trang Facebook của MTV thu hút được sự chú ý bởi những đoạn trailer và clip trước mỗi chương trình hoặc bộ phim được trình chiếu trên kênh MTV. MTV cũng thường xuyên đăng các câu hỏi hài hước, câu đố chủ yếu dựa trên các ngôi sao nhạc pop như Britney Spears, Lady Gaga và Justin Bieber. Hình ảnh Lady Gaga với bộ váy làm bằng thịt cùng dòng “It’s baaaac-aaaaack,” thu hút được 10.000 like và hơn 1.500 bình luận.


2. Disney

Số người like: 35,54 triệu
Số người đang nói về: 528.022

Walt Disney có hơn 200 trang trên Facebook nhưng không trang nào có thể vượt qua trang chính. Facebook của Disney có những hình ảnh thực tế về quá trình làm các bộ phim, thêm vào đó là các câu nói, hình minh họa và video từ các bộ phim hoạt hình truyền thống.


1.    Coca Cola

Số người like: 41,85 triệu
Số người đang nói về: 301.506

Nếu là một người nổi tiếng, số người like của Coca Cola còn nhiều hơn cả Lil’ Wayne, Megan Fox, Beyonce and Adam Sandler. Coca Cola cho phép người dùng đăng tải những hình ảnh có liên quan đến hãng. Trang cũng công cấp các sự kiện và khuyến mãi ở cấp địa phương cũng như trên phạm vi toàn cầu. Coca-Cola là hãng có nhiềm tiềm năng nhất trong việc sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm với khả năng tiếp cận với hàng triệu khách hàng và truyền đi thông điệp thương hiệu thông qua Facebook.

 

Sự Kiện Hay | Internet Marketing | Đào tạo Internet Marketing